Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2013

Ngày kỷ niệm đức Quán Thế Âm 19-2 AL (2013)

Hình ảnh
Hôm nay 30/3 nhằm ngày 19-2 AL, ngày kỷ niệm đức Quán Thế Âm. Ngài là một trong những vị Bồ tát có hạnh nguyện cứu khổ, cứu nạn cho mọi chúng sinh, với lời phát nguyện  “Con nguyện không thành Chính giác khi tất cả chúng sinh chưa thành”.

Hòa Thượng Thích Thiền Tâm (1925-1992)

Hình ảnh
  Hòa thượng pháp danh Thiền Tâm, pháp hiệu Liên Du, tự Vô Nhất thuộc dòng Lâm Tế Chánh Tông đời thứ 43, thế danh Nguyễn Nhựt Thăng, sinh năm 1925 (Ất Sửu) tại xã Bình Xuân, Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Song thân là cụ Nguyễn Văn Hương và cụ Trần Thị Dung pháp danh Giác Ân. Ngài là người thứ 10 trong số 13 anh em, 4 trai, 9 gái.

Pháp Tu Sám Hối 35 Đức Phật và 7 Đức Phật Dược Sư

Hình ảnh
Hôm nay là ngày 14-2 Âm lịch, là ngày các chùa thường tụng sám hối. Mong quý đạo hữu dành chút thời gian để lạy sám hối. Nếu không có điều kiện đến chùa, quý đạo hữu có thể Quỳ lạy trước bàn Phật trong nhà, nếu chưa có bàn Phật thì lạy trước 1 bức tranh Phật, Bồ Tát cũng được.

Kỷ niệm ngày Phật Thích Ca Xuất gia

Hình ảnh
Hôm nay, ngày 19-3-2013, nh ằm ngày 8-2 AL là ngày kỷ niệm đức Phật Xuất gia. Đ ại từ đại bi thương chúng sanh Đ ại hỷ đại xả cứu muôn loài Tư ớng tốt chói sáng tự trang nghiêm Đ ệ tử chí tâm quy mạng lễ. Nam mô Th ập Phương Thường Trụ Tam Bảo. Nam mô Thích Ca Mâu Ni Ph ật, Nam Mô A Di Đà Ph ật. Nam Mô Dư ợc Sư Lưu Ly Quang Vương Phật

Bố thí & cúng dường

Hình ảnh
GN - Đức Phật dạy trong 6 pháp ba la mật, bố thí làm đầu và muốn trồng căn lành ở Tam bảo, phải cúng dường chư Tăng là việc chính. Vì vậy, bố thí và cúng dường là đề tài mà Tăng Ni, Phật tử phải quan tâm. Bố thí và cúng dường thế nào cho đúng là vấn đề đặt ra. Phật nói muốn lên bờ giác phải bố thí, nhưng tại sao chúng ta bố thí cả tài sản mà cuộc đời chúng ta không thay đổi. Phật nói không sai, nhưng chúng ta không áp dụng đúng, nên phước không sanh mà nghiệp sanh. Còn cúng dường chư Tăng cũng thế, cúng dường đúng pháp sanh phước, không đúng thì sanh tội. Cho nên, nếu hiểu đúng và làm đúng lời Phật dạy sẽ có kết quả tốt đẹp. Công nương Sirindhorn (Hoàng gia Thái Lan) chuẩn bị lễ phẩm cúng Phật

Pháp Môn Tu Niệm Giữa Khuya

Hình ảnh
Giới tu học Phật không phân biệt xuất gia hay tại gia, đa phần đều thiếu điều kiện và thiếu thì giờ tu niệm. Vì vậy cho nên việc tu niệm thường bị gián đoạn và không thu đạt kết quả. Việc nhỏ nhất như đun một ấm nước cũng cần phải liên tục, huống gì việc tu niệm là tối ư quan trọng đối với con người. Ai ai cũng thừa hiểu điều này, nhưng vào thực tế của cuộc sống hằng ngày thì khó thắng nổi mọi sự oái ăm. Để vượt qua mọi nghịch cảnh, xin mời quý vị hãy thí nghiệm qua phương pháp tu niệm giữa khuya.

CẤU TRÚC CỦA KALACHAKRA

Hình ảnh
Kalachakra ( Thời Luân Kim Cương ) do Đức Phật Thích Ca thuyết cho các hành giả Kim Cang Thừa cao cấp trong thời Đức Phật còn tại thế. Hiện nay, giáo pháp về Kalachakra này hầu như bị thất truyền, chỉ còn vài vị Khenpo ( Hóa Thân Phật ) chứng ngộ nắm giữ. Cấu trúc của Kalachakra gồm 10 chủng tử ( thập lực ) có liên quan đến các yếu tố tạo thành vũ trụ cũng như các yếu tố liên quan đến thiên tai bát nạn, vì vậy chủng Kalachakra có oai lực và diệu dụng không thể nghĩ bàn.

Sự thật về tượng Phật "sắc dục" xôn xao dư luận

Hình ảnh
  Tượng Phật ôm thiếu nữ khỏa thân có xuất xứ từ Nepal Sự việc bắt đầu vào ngày 28-2, khi mà cộng đồng mạng Facebook phát hiện tấm ảnh chụp bức tượng bằng vàng của Đức Phật, đang ngồi kiết già nhưng trong lòng lại có người phụ nữ khỏa thân, vòng tay ôm từ phía trước.

THẬP CHÚ (Phạn - Hán)

Trong thời công phu khuya ở đa số các chùa đều có tụng chú Lăng Nghiêm, đại bi và thập chú. Từ lâu tôi vẫn có ý tìm lại những bản tiếng Phạn (Sanskrit) của những bài chú này. Trong quyển "Nhị Khóa hiệp giải" có nói rõ về xuất xứ của các bài chú này, nhưng đương nhiên là không có tiếng Phạn. Sau này Hòa thượng Thiền Tâm trong Kinh Niệm Phật Ba la mật, có phiên âm lại bài chú Vãng Sinh cho giống với tiếng Phạn hơn. Các thần chú đều được chư tổ phiên âm từ Phạn sang Hán, rồi từ Hán sang Việt. Trải qua hai lần phiên âm như vậy nên cũng cùng một chữ Phạn mà khi sang tiếng Việt thì biến thành nhiều dạng, thí dụ như chữ Svaha, biến thành: xóa ha, tóa ha, tát bà ha, ta phạ ha, tá hắt. Chữ Om biến thành Án, Úm, v.v...

Thăm Dhamma Kaya, thiền viện lớn nhất thế giới

Hình ảnh
Du khách Việt Nam đến Bangkok, thủ đô của Thái Lan, thường được hướng dẫn đến thăm Hoàng cung cùng một số ngôi chùa nổi tiếng như chùa Phật ngọc, Phật vàng… Ít người biết rằng, ở cách Bangkok không xa, có ngôi thiền viện cực kỳ hoành tráng, được xem là lớn nhất thế giới, có thể chứa đến một triệu người cùng một lúc. Đó là thiền viện Dhamma Kaya, được xây dựng cách đây 20 năm.

Thần chú Vajra Guru và thần chú Om mani Padme Hum

Hình ảnh
Hai thần chú nổi tiếng nhất của Tây Tạng là thần chú của ngài Liên Hoa Sanh (Padmasambhava), gọi là thần chú Kim cang Thượng sư (Vajra Guru Mantra) OM AH HUM VAJRA GURU PADMA SIDDHI HUM , và thần chú của Quán Thế Âm , vị Phật của lòng bi mẫn: OM MANI PADME HUM . Hai thần chú này cũng như phần đông thần chú, đều bằng Phạn ngữ, cổ ngữ thiêng liêng của Ấn Độ.  

Nếu có điều kiện, hãy trì niệm Thần chú "Án Ma Ni Bát Di Hồng" (Om Mani Padme Hum)

Hình ảnh
... chỉ cần được nghe thần chú sáu âm cũng đủ để giúp chúng sanh thoát khỏi sanh tử. Chuyện kể rằng, có lần năm trăm con trùng giành giựt nhau để sống trong một hố đất bẩn thỉu. Bồ Tát Quán Thế Âm thương xót cho sự đau khổ của chúng, liền hóa thành con ong vàng bay trên cái hố, vo ve thần chú sáu âm. Những con trùng nghe được âm thanh thần chú, liền thoá t khỏi khổ đau và thác sanh vào cõi trời. Sáu âm trong thần chú Om mani padme hum không phải là những âm thanh bình thường, là chuỗi âm thanh thế gian. Trái lại, những âm thanh này chứa đựng tất cả sự gia trì và lòng từ bi của Bồ Tát Quán Thế Âm. Nói cách khác, thần chú này chính là hiện thân của Bồ Tát Quán Thế Âm trong hình thức âm thanh. Ngài thấu biết chúng ta bị nghiệp báo ngăn che, không thể gặp gỡ Ngài trong cõi thuần tịnh của Ngài, nên Ngài ban cho thần chú sáu âm để khi trì niệm, tụng đọc, viết ra bằng chữ vàng... đều có tác dụng như chúng ta được hiện diện trước Ngài. Sáu âm này biểu lộ sáu Ba-la-mật của N