Pháp Môn Tu Niệm Giữa Khuya



Giới tu học Phật không phân biệt xuất gia hay tại gia, đa phần đều thiếu điều kiện và thiếu thì giờ tu niệm. Vì vậy cho nên việc tu niệm thường bị gián đoạn và không thu đạt kết quả. Việc nhỏ nhất như đun một ấm nước cũng cần phải liên tục, huống gì việc tu niệm là tối ư quan trọng đối với con người. Ai ai cũng thừa hiểu điều này, nhưng vào thực tế của cuộc sống hằng ngày thì khó thắng nổi mọi sự oái ăm. Để vượt qua mọi nghịch cảnh, xin mời quý vị hãy thí nghiệm qua phương pháp tu niệm giữa khuya.



Phương pháp này dành cho người sơ cơ, nhất là đối với những người muốn tu Thiền, hoặc Tịnh độ, hoặc là Mật chú, bất kỳ là pháp môn nào, lúc đầu cũng cần phải tu qua phương pháp này.


Phương pháp tu niệm giữa khuya vừa đơn giản, thuận tiện vừa phù hợp mọi hoàn cảnh, mọi trình độ, mọi lứa tuổi, nhất là không đòi hỏi hình tướng, kể cả sức khỏe - mạnh tu nhiều, yếu niệm ít. Chỉ đòi hỏi một điều là phải tinh tấn; tức là đòi hỏi người tu luyện phải siêng năng, chuyên cần, đêm nào nửa khuya cũng phải thức giấc. 

Nếu gặp người lười biếng, không thức giấc được nửa khuya, thì trước khi ngủ hoặc mờ sáng khi thức giấc, chưa bước chân xuống đất, hãy ngồi lại giường trong mùng mà hành trì khóa tu niệm này.

Nói tóm lại: Mỗi ngày phải thực hiện ít nhất một thời khóa tu niệm, được hai hay ba thì càng quý. Giữ đúng nửa khuya, bữa nào cũng đều đặn thì không gì quý báu bằng. Tuy đơn giản nhưng kết quả không lường. Ai giữ liên tục sau một năm sẽ thấy sự linh nghiệm. 

Phương pháp tu niệm giữa khuya đơn giản hóa các hình thức. Chỉ cần một gối một tọa cụ, một mền, một khăn lau mồ hôi là đủ. Ngồi ngay trong mùng tại giường ngủ. Khi lạy thì úp mặt lên gối, lạy xoay về hướng nào thấy thuận tiện. Cũng khỏi phải súc miệng, rửa mặt. 

Thức giấc vào nửa khuya hành trì thời khóa ngay lúc ấy. Dần dần tập đúng nửa khuya (Tốt nhất là nên có đồng hồ báo thức). Điều kiện thứ hai là phải thuộc lòng nghi khóa tụng niệm. Điều kiện thứ ba là phải đầy đủ niềm tin.

NGHI THỨC


(Ngồi xếp bằng, đọc vừa đủ tai nghe)


A - Tịnh khẩu nghiệp chơn ngôn:
TU RỊ, TU RỊ, MA HA TU RỊ, TU TU RỊ, TA BÀ HA (3 LẦN)

(TU RỊ, TU RỊ, MA HA TU RỊ, TU TU RỊ, SA VA HA.)


B - Tịnh pháp giới chơn ngôn:

 ÁN LAM  (3 lần)
(AUM LAM )

C- Tịnh Tam Nghiệp Chơn Ngôn
Án ta phạ, bà phạ, thuật đà ta phạ, đạt ma ta phạ, bà phạ thuật độ hám. (3 lần)




D - Tán thán Phật:

Đại từ đại bi thương chúng sanh

Đại hỷ đại xả cứu muôn loài

Tướng tốt chói sáng tự trang nghiêm

Đệ tử chí tâm quy mạng lễ.

Nam mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo.         ( 3 lần )

E - Đảnh lễ:

Chí tâm đảnh lễ: Nam mô tận hư không biến pháp giới quá hiện vị lai thập phương chư Phật, Tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng thường trụ Tam Bảo.        (1 lạy)

Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật, Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát. Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát, Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ Tát. (1 lạy).

Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Tây Phương Giáo Chủ Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật, Đông Phương Giáo Chủ Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật, Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát. Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát. ( 1 lạy)

F - Trì  ngũ bộ chú chơn ngôn


(Trì càng lớn càng tốt)


Án Lam
Án Xỉ Lâm
Án Ma Ni Bát Di Hồng
Án Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta bà ha.
Bộ Lâm    

(AUM LAM,

AUM XỈ LÂM,

AUM MANI PADMÊ HUÀM,

AUM CHIẾT LỆ CHỦ LỆ CHUẨN ĐỀ SAVÀHA,

BỘ LÂM.)

(Niệm ít nhiều tùy ý, nhưng ít nhất là 10 lần)


G - Sám Hối

Nam mô A Di Đà Phật

Đệ tử tên là: ........ Pháp danh:. . . . . . .

1.       Nguyện thập phương thường trụ Tam Bảo, Đức từ phụ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, thập phương tam thế nhất thiết chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư hiền Thánh Tăng, thùy từ chứng minh gia hộ cho đệ tử, từ nhiều đời nhiều kiếp, dẫn đến đời này, kiếp này và nhất là những ngày tháng gần đây, vì tham sân si cho nên:

§  Thân con đã tạo những điều sai lầm tội lỗi như sau:(im lặng độ nửa phút để nghĩ tội)

§  Miệng con đã nói những điều sai lầm tội lỗi như sau:(im lặng độ nửa phút để nghĩ tội)

§  Ý con đã nghĩ những điều sai lầm tội lỗi như sau:(im lặng độ nửa phút để nghĩ tội)

Tất cả những lỗi lầm trên, còn nhiều và nhiều hơn thế nữa, con không thể biết hết, nhớ hết, phát lồ sám hối hết. Chỉ biết ngưỡng mong Tam Bảo từ bi gia hộ, khiến cho đệ tử tội diệt phước sanh, căn lành tăng trưởng.

Nam mô Cầu sám hối Bồ tát ma ha tát, Ma ha Bát nhã ba la mật đa.

(1 lạy)

2.    Chư thiên chư tiên, chư thần, chư quỷ, chư nhơn, chư phi nhơn vốn tạo bao vọng nghiệp, đều do vô thỉ tham sân si, từ thân, miệng, ý phát sinh ra. Đệ tử vì chư thiên, chư tiên, chư thần, chư quỷ, chư nhơn, chư phi nhơn mà cầu xin sám hối.

Nam mô Cầu sám hối Bồ tát ma ha tát, Ma ha Bát nhã ba la mật đa.  (1 lạy)

3.       Cửu huyền thất tổ, đa sanh quá khứ, hiện tại phụ mẫu, cập lục thân quyến thuộc vốn tạo bao vọng nghiệp, đều do vô thỉ tham sân si, từ thân, miệng, ý phát sinh ra. Đệ tử vì Cửu huyền thất tổ, đa sanh quá khứ, hiện tại phụ mẫu, cập lục thân quyến thuộc mà cầu xin sám hối.

Nam mô Cầu sám hối Bồ tát ma ha tát, Ma ha Bát nhã ba la mật đa.  (1 lạy)

4.       Chư hương linh Phật tử, chư vong linhđồng bào, đồng bào tử nạn, chiến sĩ trận vong, nhứt thiết chư vị oan hồn, hoạnh hồn, hà sa ngạ quỷ, thập loại chư thần hồn, vốn tạo bao vọng nghiệp, đều do vô thỉ tham sân si, từ thân, miệng, ý phát sinh ra. Đệ tử vì chư hương linh, chư vong linh mà cầu xin sám hối.

Nam mô Cầu sám hối Bồ tát ma ha tát, Ma ha Bát nhã ba la mật đa.  (1 lạy)

5.       Tam đồ, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, vốn tạo bao vọng nghiệp, đều do vô thỉ tham sân si, từ thân, miệng, ý phát sinh ra. Đệ tử vì tam đồ mà cầu xin sám hối.

Nam mô Cầu sám hối Bồ tát ma ha tát, Ma ha Bát nhã ba la mật đa.  (1 lạy)

6.       Các pháp giới chúng sanh vốn tạo bao vọng nghiệp, đều do vô thỉ tham sân si, từ thân, miệng, ý phát sinh ra. Đệ tử vì các pháp giới chúng sanh mà cầu xin sám hối.

Nam mô Cầu sám hối Bồ tát ma ha tát, Ma ha Bát nhã ba la mật đa.

 (1 lạy)

Tội từ tâm tạo đem tâm sám

Tâm được tịnh rồi tội liền tiêu

Tội tiêu tâm tịnh thảy đều không

Thế mới thật là chơn sám hối

Nam mô Cầu sám hối Bồ tát ma ha tát, Ma ha Bát nhã ba la mật đa. (1 lạy)

H - Hồi hướng


Bát nhã tâm kinh (tóm gọn)




Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, Bồ đề sa bà ha

(3 lần)
(TAYATHA GATE GATE PARAGATE PARASANGATE  BODHI  SVAHA.)

I - Chú vãng sanh


Nam mô a di đa bà dạ

Đa tha dà đa dạ, đa điệt dạ tha

A di rị đô bà tỳ

A di rị đa tất đam bà tỳ,

A di rị đa tỳ ca lan đế,

A di rị đa tỳ ca lan đa,

Dà di nị dà dà na, chỉ đa ca lệ sa bà ha.

(3 lần)

J - Niệm Phật:

Nam mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Nam mô Long Hoa Giáo Chủ Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật.

Nam mô Tây Phương Giáo Chủ Cực lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật.

Nam mô Đông Phương Giáo Chủ Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư  Lưu Ly Quang Vương Phật.

Nam mô Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát.

Nam mô Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát.

Nam mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát.

Nam mô Đại Thế Chí Bồ Tát.

Nam mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát.

Nam mô Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát.

Nam mô Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, Pháp Hoa Hội Thượng Phật Bồ Tát.

(Mỗi câu 3 lần, mỗi lần xá hoặc lạy một lạy)

K - Tứ hoằng thệ nguyện


Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ

Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn

Pháp môn vô lượng thệ nguyện học

Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.


L - Tự quy:

Tự quy y Phật: Đương nguyện chúng sanh, thể giải đại đạo, phát vô thượng tâm.

Tự quy y Pháp: Đương nguyện chúng sanh, thâm nhập kinh tạng, trí tuệ như hải

Tự quy y Tăng: Đương nguyện chúng sanh, thống lý đại chúng, nhứt thiết vô ngại.

Con nguyện mến thương muôn loài

(3 lần)

Nguyện đem công đức này

Hướng về khắp tất cả

Đệ tử và chúng sanh

Đều trọn thành Phật đạo.


___________

Thầy Thích Thông Bửu, Tổ đình Quán Thế Âm (Phú Nhuận)
___

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tháp Như Ý - Dùng Để Trì Chú

CẤU TRÚC CỦA KALACHAKRA