Sự thật về tượng Phật "sắc dục" xôn xao dư luận


 Tượng Phật ôm thiếu nữ khỏa thân có xuất xứ từ Nepal


Sự việc bắt đầu vào ngày 28-2, khi mà cộng đồng mạng Facebook phát hiện tấm ảnh chụp bức tượng bằng vàng của Đức Phật, đang ngồi kiết già nhưng trong lòng lại có người phụ nữ khỏa thân, vòng tay ôm từ phía trước.


Dĩ nhiên là trước những hình ảnh phỉ báng như thế này, tín đồ đạo Phật khắp mọi nơi đều yêu cầu tìm tung tích xuất xứ của bức tượng và phá hủy ngay. Và thiết nghĩ, yêu cầu này chẳng có gì là không hợp lý. Bởi hình ảnh cao quý của Đức Phật lại bị bôi bẩn, phỉ báng như vậy thì không một tín đồ nào chấp nhận.

Thế nhưng, vấn đề quan trọng là phải xem bức tượng dung tục này đang “cư trú” tại đâu? Chính báo chí Thái Lan cũng không biết và không có lý do xác thực chứng minh rằng, bức tượng khiếm nhã mà cộng đồng rất bức xúc đang có mặt tại Việt Nam; vậy thì lấy lý do gì để BBC thẳng thừng phán rằng: “Phật tử tức giận vì tượng Phật ở Việt Nam”? Xin hỏi, nếu là ở Việt Nam thì hiện đang được tôn thờ hay trang trí tại đâu? Cụ thể là ở địa điểm nào? Nếu không đưa ra được bằng chứng thì không nên quy chụp như vậy!

Nói như vậy có nghĩa là, Phật tử Việt Nam không bao giờ “sản xuất” ra những bức tượng khiếm nhã như thế này. Có chăng, chỉ có thể là những thành phần khác đạo, sản xuất ra những bức tượng xấu như thế để bôi bẩn hình ảnh Phật giáo. Khi mà chưa có bằng chứng cụ thể, chưa biết bức tượng dung tục đang “yên vị” nơi đâu thì thiết nghĩ bất kì ai cũng đừng nên phán, ghép cho Việt Nam cái “đại tội” đó. Là tín đồ đạo Phật, ai mà không bức xúc khi hình ảnh tôn kính của đấng thế tôn – người thầy khả kính của mình bị bôi nhọ. Không riêng gì Thái Lan mà Việt Nam cũng thế.

Thông tin về những bức tượng Phật xuất xứ từ đâu xem tại đây

Chỉ có người trần dung tục không hiểu biết mới có pho tượng là phỉ báng và khiếm nhã. Đây là tượng đức Phổ hiền (Samatabhadra) với người phối ngẫu (Samantabhadri), biểu thị sự kết hợp trí tuệ (người nam) và tâm đại bi (người nữ) trong Phật giáo Mật tông hay còn gọi là Kim cang thừa của Tây Tạng. Nhà báo cũng nên tìm hiểu kĩ rồi hãy viết bài mới thuyết phục độc giả được. Hãy google cụm từ: Samatabhadra thì rõ.

Nguyễn Trùng Dương
Nguồn: http://baolephai.wordpress.com/2013/03/04/tuong-phat-om-thieu-nu-khoa-than-co-xuat-xu-tu-nepal




=======================================

 Sự thật về tượng Phật "sắc dục" xôn xao dư luận

Sự thật đã rõ ràng: Bức tượng Phật khiến nhiều người Việt Nam “đỏ mặt” có nguồn gốc từ… dãy núi Himalaya.
Hình ảnh cô gái khỏa thân trong bức tượng Phật “nhạy cảm” đã gây nên những cuộc tranh cãi nảy lửa trong cộng đồng mạng VN. Nghi vấn về nhân vật này đã có câu trả lời
Hình ảnh cô gái khỏa thân trong bức tượng Phật “nhạy cảm” đã gây nên những cuộc tranh cãi nảy lửa trong cộng đồng mạng VN. Nghi vấn về nhân vật này đã có câu trả lời.
 “Cô gái” đó chính là Shakti – tên tiếng Phạn của một lực lượng siêu nhiên đại diện cho năng lượng vũ trụ sơ khai, khởi nguồn của sáng tạo, sự sinh sản và mang bản chất nữ tính
“Cô gái” đó chính là Shakti – tên tiếng Phạn của một lực lượng siêu nhiên đại diện cho năng lượng vũ trụ sơ khai, khởi nguồn của sáng tạo, sự sinh sản và mang bản chất nữ tính.
 Shakti có nguồn gốc từ Ấn Độ giáo, đôi khi còn được hiểu như “Mẹ thiên chúa vĩ đại” trong thế giới quan của Ấn Độ giáo
Shakti có nguồn gốc từ Ấn Độ giáo, đôi khi còn được hiểu như “Mẹ thiên chúa vĩ đại” trong thế giới quan của Ấn Độ giáo.
  Thuật ngữ Shakti được du nhập vào Phật giáo Mật Tông sau khi tông phái này ra đời
Thuật ngữ Shakti được du nhập vào Phật giáo Mật Tông sau khi tông phái này ra đời.
Nepal và Tây Tạng, những vùng đất nằm trên dãy Himalaya là nơi Mật Tông phổ biến nhất. Tại đây, hình tượng Shakti ôm Phật được gọi là Hoan Lạc Phật
Nepal và Tây Tạng, những vùng đất nằm trên dãy Himalaya là nơi Mật Tông phổ biến nhất. Tại đây, hình tượng Shakti ôm Phật được gọi là Hoan Lạc Phật.
Trong Ấn Độ giáo cũng có một hình ảnh tương tự Hoan Lạc Phật, đó là thần Shiva - tượng trưng cho sự hủy diệt - kết hợp với Shakti - sự sáng tạo (như trong ảnh)
Trong Ấn Độ giáo cũng có một hình ảnh tương tự Hoan Lạc Phật, đó là thần Shiva - tượng trưng cho sự hủy diệt - kết hợp với Shakti - sự sáng tạo (như trong ảnh).
Khi được đưa vào Phật giáo, Shakti không còn mang ý nghĩa nguyên bản là sự sáng tạo và sinh sản. Thay vào đó, Shakti trở thành biểu tượng của trí tuệ
Khi được đưa vào Phật giáo, Shakti không còn mang ý nghĩa nguyên bản là sự sáng tạo và sinh sản. Thay vào đó, Shakti trở thành biểu tượng của trí tuệ.
Sự “âu yếm”, “ôm ấp” giữa Đức Phật và Shakti chính là sự kết hợp viên mãn giữa thể xác và trí tuệ, trong đó thể xác tìm kiếm sự giải thoát thông qua trí tuệ
Sự “âu yếm”, “ôm ấp” giữa Đức Phật và Shakti chính là sự kết hợp viên mãn giữa thể xác và trí tuệ, trong đó thể xác tìm kiếm sự giải thoát thông qua trí tuệ.
Sự “hoan lạc” trong Hoan Lạc Phật là sự hoan lạc của một con người đã khai mở trí tuệ chứ không phải sự hoan lạc dục tính giữa nam và nữ
Sự “hoan lạc” trong Hoan Lạc Phật là sự hoan lạc của một con người đã khai mở trí tuệ chứ không phải sự hoan lạc dục tính giữa nam và nữ.
 Có thể ví von, nếu thành tựu cao nhất trong mối quan hệ nam nữ phàm tục là “lên đỉnh”, thì thành tựu của mối quan hệ giữa Đức Phật và Shakti chính là cõi Niết Bàn
Có thể ví von, nếu thành tựu cao nhất trong mối quan hệ nam nữ phàm tục là “lên đỉnh”, thì thành tựu của mối quan hệ giữa Đức Phật và Shakti chính là cõi Niết Bàn.
Bên cạnh cách giải thích như trên, còn có nhiều quan niệm khác về ý nghĩa của hình tượng Hoan Lạc Phật
Bên cạnh cách giải thích như trên, còn có nhiều quan niệm khác về ý nghĩa của hình tượng Hoan Lạc Phật.
 Một quan điểm cho rằng người phụ nữ không mảnh vải che thân với những động tác gợi tình tượng trưng cho sự quyến rũ trần tục
Một quan điểm cho rằng người phụ nữ không mảnh vải che thân với những động tác gợi tình tượng trưng cho sự quyến rũ trần tục.
 Trong khi đó sự bình thản của Đức Phật là minh chứng cho cái tâm đã được giải thoát khỏi bụi trần
Trong khi đó sự bình thản của Đức Phật là minh chứng cho cái tâm đã được giải thoát khỏi bụi trần.
Chính sự giải thoát này là niềm hoan lạc vĩ đại nhất mà một con người có thể đạt được trong kiếp sống của mình
Chính sự giải thoát này là niềm hoan lạc vĩ đại nhất mà một con người có thể đạt được trong kiếp sống của mình.
Một thuyết khác coi người phụ nữ khỏa thân là tượng trưng cho tín đồ dị giáo. Thái độ của người phụ nữ này chính là biểu hiện sự hàng phục giáo lý nhà Phật
Một thuyết khác coi người phụ nữ khỏa thân là tượng trưng cho tín đồ dị giáo. Thái độ của người phụ nữ này chính là biểu hiện sự hàng phục giáo lý nhà Phật.
Trở lại với bức tượng “gái khỏa thân ôm Phật” làm xôn xao dân mạng Việt Nam. Dù không thể xác định bức ảnh được chụp ở đâu, nhưng chắc chắn những bức tượng như vậy có thể được tìm thấy dễ dàng tại Tây Tạng, Nepal và một số vùng khác ở Nam Á, nơi có Phật giáo Mật Tông
Trở lại với bức tượng “gái khỏa thân ôm Phật” làm xôn xao dân mạng Việt Nam. Dù không thể xác định bức ảnh được chụp ở đâu, nhưng chắc chắn những bức tượng như vậy có thể được tìm thấy dễ dàng tại Tây Tạng, Nepal và một số vùng khác ở Nam Á, nơi có Phật giáo Mật Tông.
 Việc dư luận Việt Nam đưa ra những suy diễn “không lành mạnh” về bức tượng Hoan Lạc Phật mà không tìm hiểu về ý nghĩa cao quý của bức tượng này thực sự là một điều đáng tiế
Việc dư luận Việt Nam đưa ra những suy diễn “không lành mạnh” về bức tượng Hoan Lạc Phật mà không tìm hiểu về ý nghĩa cao quý của bức tượng này thực sự là một điều đáng tiế.
 

Theo Kiến Thức

Nhận xét

  1. Bức tượng là của Đạo phái Tông Mật vậy thì sự thật bức tượng này có ý nghĩa gì ? Nguồn gốc của nó có chính xác không ? Bức tượng có khác gì so với bức tượng nguyên bản gốc hay là đã được biến đổi khác đi so với ý nghĩa vốn có từ lâu của nó rồi. Tại sao bức tượng lại mang hình ảnh giống với tượng phật thích ca vậy? Bức tượng ở phái Tông Mật có bị thay đổi 1 số chi tiết nào không? Bức tượng có thật sự mang ý nghĩa tốt đẹp hay không? Có thể sự việc sau này sẽ được điều tra và là rõ. Và có thể sau này 1 nguyên tắc chung về đạo lý sẽ hình thành.

    Trả lờiXóa
  2. Chào bạn, ý nghĩa của bức tượng đã được nói ở trên rồi, mình không nhắc lại.
    Bức tượng này đã tổn tại mấy tr8am năm rồi, chứ không phải mới đây.
    Nếu muốn tìm hiểu thêm về điều này, bạn có thể tìm hiểu thêm về các môn phái mật tông Tây tạng, không thể vài lời ảm rõ ý được.

    Vấn đề nguyên tắc đạo lý sẽ hình thành, thì mình nghĩ chẳng có cái gì mới cả, vì bức tượng này đã có từ lâu đời, nếu các anh không phải là hành giả mật tông thì đừng sử dụng và bàn luận.
    Trân trọng

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tháp Như Ý - Dùng Để Trì Chú

CẤU TRÚC CỦA KALACHAKRA