Đức Phật Dạy con như thế nào? (Đức Phật Giáo Giới La Hầu La)


Ngày nay, hầu như người Phật tử nào cũng biết rằng Thái tử Tất Đạt Đa, tức Đức Phật sau này, đã lìa bỏ gia đình của mình để đi tìm con đường giải thoát vào chính cái ngày La Hầu La – đứa con trai [duy nhất] của Ngài – chào đời. Nhiều người cảm thấy không thoải mái, thậm chí tức giận, trước một hành động mà họ cho là "thiếu trách nhiệm" như vậy.

 
Song, có một điều họ chưa biết, đó là sau khi đạt được giác ngộ, Đức Phật đã trở thành người dạy dỗ chính cho con trai của mình trong suốt thời niên thiếu, kể từ khi La Hầu La lên 7 tuổi, và Ngài đã là một người cha tuyệt vời: La Hầu La đã đạt được giác ngộ ở tuổi mới bắt đầu trưởng thành. Vậy, ta hãy tự hỏi, Đức Phật là một người cha như thế nào? Phương pháp dạy con của Ngài ra sao? Làm thế nào một bậc giác ngộ trao truyền những giá trị tâm linh của mình cho con cái?

Kinh điển không đề cập nhiều đến mối quan hệ cha-con giữa Đức Phật và La Hầu La, nhưng đâu đó có để lại vài mẩu chuyện thú vị về việc Đức Phật đã dẫn dắt con mình như thế nào trên con đường trưởng thành. Các bộ kinh trước đó thường nói về việc La Hầu La đã trở thành đồ đệ của Đức Phật như thế nào, nhưng phần lớn những mẩu chuyện này nằm trong 3 bài pháp mà, nếu ta gom chúng lại với nhau, nó chính là một tiến trình liên tục của con đường dẫn tới giác ngộ: lúc La Hầu La 7 tuổi, Đức Phật dạy cho con về đạo đức; lúc La Hầu La 10 tuổi, Đức Phật dạy cho con thiền; và lúc 20 tuổi, Ngài dạy về tuệ giác giải thoát. Quá trình trưởng thành của La Hầu La, vì vậy, tiến triển song song với tiến trình giác ngộ của Đức Phật.
Khi con trai của tôi tròn 7 tuổi, tôi bắt đầu suy tư về việc làm cách nào để dẫn dắt nó và em trai của nó trên con đường tâm linh. Ít nhất, tôi muốn chúng nó học và thực hành Phật pháp đủ để sau này lớn lên chúng có thể trở về với những tiềm lực đó nếu chúng thích hay cần đến. Tôi cũng nghĩ rằng nếu các con tôi có thể nương tựa nơi Phật pháp, thì sau này, dù đang ở bất cứ nơi nào, chúng cũng có thể quay về với cái mái ấm đó. Nhất là, vì đối với tôi, gia tài lớn nhất mà tôi có được qua sự thực tập Phật pháp là sự an lạc, thảnh thơi, và lòng từ bi, tôi tự hỏi làm cách nào để trao truyền cái gia tài tâm linh đó lại cho thế hệ sau. Được biết La Hầu La bắt đầu được Đức Phật dạy dỗ từ năm 7 tuổi, tôi lục tìm trong những bản kinh tiếng Pali để học lấy những phương pháp mà Đức Phật đã sử dụng để dạy dỗ con của Ngài.

Tôi tìm thấy trong các bản kinh này cách làm thế nào để lại một di sản tâm linh thật đẹp. Sáu năm sau khi Đức Phật rời bỏ gia đình, và một năm sau khi đạt được giác ngộ, Đức Phật trở về thành. La Hầu La, lúc ấy 7 tuổi, theo lời mẹ, chạy đến bên cha để xin thừa hưởng gia tài. Nếu như ngày xưa Thái tử Tất Đạt Đa ở lại kinh thành, thì bây giờ La Hầu La đã được truyền ngôi vua. Nhưng là một người đã buông bỏ hết tất cả, sống đời khổ hạnh, Đức Phật có thể trao lại cho con mình cái gì? Đáp lời La Hầu La, Đức Phật quay sang nói với Ngài Xá Lợi Phất (Sariputta): "Hãy thâu nhận nó." [Như vậy], thay vì được ngôi vua, La Hầu La đã được thừa hưởng con đường đi của cha mình – con đường dẫn tới giải thoát.

Có lẽ còn lâu lắm con trai tôi mới cạo trọc đầu và khoác lên mình chiếc áo cà sa, nhưng tôi vẫn muốn cho con tôi tiếp xúc với những điều căn bản của Phật pháp, những điều đã giúp tôi thay đổi cuộc đời của chính tôi. Khi tôi đọc những đoạn kinh về cách Đức Phật dạy La Hầu La, tôi ngạc nhiên nhận ra rằng những điều này không những vẫn còn mới mẻ mà còn rất thích hợp với việc dạy con ở nước Mỹ này, trong thời hiện đại này. Thật vậy, những bài pháp này đã trở thành kim chỉ nam cho tôi trong việc dạy con.

ĐẠO ĐỨC

Câu chuyện đầu tiên kể về La Hầu La được Đức Phật dạy về lòng chính trực (integrity) như thế nào. Lúc lên 8 tuổi, La Hầu La đã nói dối. Bài Kinh Giáo Giới La Hầu La (Trung Bộ Kinh, 61) kể rằng sau khi tọa thiền xong, Đức Phật đến tìm La Hầu La. La Hầu La mời cha ngồi, rồi lấy một thau nước cho cha rửa chân, theo phong tục hồi đó.

Sau khi rửa chân xong, Đức Phật hỏi: "Này, La Hầu La, con có thấy chút nước còn lại trong cái thau này không?"

"Dạ, con có thấy" – La Hầu La thưa.

"Đời của một người tu cũng chỉ đáng bằng một chút nước này thôi, nếu như người đó cố tình nói dối."

Tôi tưởng tượng La Hầu La đỏ mặt lên.

Sau đó, Đức Phật hất đổ hết nước trong thau ra và nói: "Đời của một người tu cũng đáng vất bỏ đi như vầy nếu như người đó cố tình nói dối."

Xong, Đức Phật lật cái thau úp xuống và nói: "Đời của một người tu sẽ trở nên đảo lộn như thế này nếu như người đó cố tình nói dối."

Và, để nhấn mạnh thêm nữa, Đức Phật lật ngửa cái thau trở lại và nói: "Đời của một người tu cũng trở nên trống rỗng như cái thau này nếu như người đó cố tình nói dối."

Sau đó Ngài dạy con: "Đối với một người cố tình nói dối, không có một tội lỗi xấu xa nào mà người đó không thể làm. Vì vậy, La Hầu La, con hãy tập đừng bao giờ nói dối, cho dù đó là một lời nói đùa."

Câu chuyện trên đây nhắc nhở tôi rằng những lời la mắng giận dữ với con cái thực ra chỉ có sức mạnh mà không có nội lực. Đức Phật đã rất bình tĩnh, chọn thời điểm đúng lúc để dạy con mà không trừng phạt hay nổi giận với con.

Sau bài thuyết giảng ngắn mà rõ ràng về việc nói dối đó, tôi tưởng tượng La Hầu La đã lắng nghe cha hơn. Sau đó, Đức Phật chỉ dẫn con làm sao để suy xét mọi hành động của mình. "Cái gương dùng để làm gì?" – Ngài hỏi.

"Bạch Đức Thế Tôn, gương dùng để soi” – La Hầu La đáp.

Đức Phật lại dạy : "Trong khi chuẩn bị làm điều chi bằng thân, khẩu, ý, con phải quán chiếu: hành động này có gây tổn hại cho ta hoặc cho kẻ khác không? Nếu, sau khi đã quán chiếu, con thấy rằng hành động đó sẽ có hại, thì con hãy đừng làm. Còn nếu con thấy rằng hành động đó có ích lợi cho con và cho kẻ khác, thì con hãy làm."

Tôi chợt nhận ra rằng thay vì dạy cho con mình nhận biết sự khác biệt tuyệt đối giữa đúng và sai, Đức Phật đã dạy cho con mình suy gẫm về lợi ích và có hại. Điều này đòi hỏi cả sự tự tri (self-awareness) lẫn sự đồng cảm (empathy). Đặt nền tảng của đạo đức dựa trên "có lợi" hay "có hại" giúp giải thoát đời sống đạo đức của ta khỏi những khái niệm trừu tượng và những ý niệm chẳng ăn nhập gì tới hậu quả của việc ta làm. "Có lợi" và "có hại" cũng giúp cho con người nhận biết mục tiêu của mình. Những điều ta làm hoặc sẽ đối nghịch hoặc sẽ thuận chiều với con đường ta đang đi.

Phương pháp dạy dỗ của Đức Phật khiến cho tôi càng tin tưởng thêm rằng chúng ta cần gieo xuống nơi tâm hồn con trẻ những hạt giống của tình thương, những hạt giống của ý thức về việc mỗi hành động của nó sẽ ảnh hưởng đến người khác như thế nào. Sức mạnh của sự quán chiếu và lòng từ bi sẽ không có được nếu đứa trẻ chỉ biết vâng theo lời của người lớn: hãy quán chiếu, và hãy có lòng từ bi! Những giá trị này chỉ có thể có được qua gương của người khác, nhất là của cha mẹ đứa trẻ.

Đức Phật cũng dạy cho La Hầu La hãy xem xét sau khi làm một việc gì đó, nó có gây tổn hại gì không. Nếu có, thì phải đến gặp một người có tuệ giác và sám hối để tránh lặp lại lỗi lầm trong tương lai. Tôi đã học được cách hướng dẫn con trẻ phát triển lòng chính trực bằng cách nhận ra lỗi lầm của mình. Và lòng chính trực đó tuỳ thuộc rất nhiều vào cách cha mẹ thấy lỗi lầm của con mình ra sao. Cách hành xử của cha mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển đạo đức của con trẻ: nếu cha mẹ cho con trẻ thấy được là mình có thể được tin tưởng được, và mình chỉ muốn giúp cho con mình trưởng thành hơn là muốn trừng phạt con, thì đứa trẻ sẽ trở nên thành thật với cha mẹ của chúng hơn.

THIỀN ĐỊNH

Câu chuyện thứ hai nói về việc Đức Phật đã dạy thiền cho La Hầu La ra sao, để phát triển nền tảng của nội tâm (Trung Bộ Kinh, 62). Lúc đó La Hầu La được 10 tuổi. Câu chuyện bắt đầu trong lúc hai cha con đang đi thiền hành. Trong lúc thiền hành, La Hầu Ha chợt thấy hãnh diện về vẻ đẹp của mình, và tư tưởng đó Đức Phật đã đọc được. Ngài nói với con:"Nhìn bằng con mắt của tuệ giác, cái thân này không phải là tôi (me), không phải là của tôi (mine), không phải là tự ngã của tôi (myself)." Rồi Đức Phật giảng tiếp: ta phải loại bỏ hết tất cả tưởng, hành, thức cũng như bất cứ khái niệm nào về tôi, của tôi, và tự ngã của tôi. Nghe những lời dạy này xong, La Hầu La cảm thấy hổ thẹn, lui về thiền viện, và không ăn uống gì cả suốt ngày hôm đó.

Tôi cho rằng đây là sự dạy dỗ căn bản cho con trẻ. Tôi không thể tưởng tượng được một em thiếu niên có thể hiểu được những lời Phật dạy như thế. Tôi nhớ lại, rất rõ ràng, rằng ở vào tuổi đó, đầu óc tôi chỉ toàn nghĩ đến dung mạo của tôi ra sao. Tôi thường nghe nói rằng điều này rất là quan trọng cho tiến trình phát triển của các em về "cái tôi", và quá trình đi tìm kiếm bản thân mình. Có nên trách một em trai 14 tuổi về những ý tưởng phù du như vậy hay không? Có phải Đức Phật đã xen vào những vấn đề nằm trong tiến trình phát triển bình thường của con trẻ, thay vì để các em thảo luận với nhau? Nếu không có hiểu biết về "cái tôi", làm sao một thiếu niên có thể phát triển thành một người lớn với sự cân bằng về tâm lý?

Đức Phật trả lời những câu hỏi này qua những gì Ngài đã làm cho con của Ngài. Tối hôm đó, sau khi bị Đức Phật quở trách, La Hầu La đến xin cha dạy cho mình phương pháp thiền quán hơi thở. Trước hết, Đức Phật dùng thí dụ để minh hoạ làm sao đạt được sự thanh thản trong lúc ngồi thiền. Ngài dạy:

"Con phải thiền làm sao giống như đất vậy: đất không cảm thấy phiền vì bất cứ một thứ gì đổ lên đó. Vì vậy, nếu con tập thiền giống như đất, con sẽ không có cảm giác vui thích hay không vui thích về bất cứ một điều gì. Hãy tập thiền như nước, như lửa, như gió, và như không gian: tất cả đều không cảm thấy phiền bởi những cảm giác vui thích hay không vui thích. Thực tập được như nước, như lửa, như gió, như không gian, tâm của con sẽ không còn vướng bận gì cả."

Rồi, trước khi dạy cho La Hầu La phép thở, Đức Phật dạy cho con về quán tâm từ như là một phương thuốc giải độc trừ khử ác tâm, về tâm bi để vượt thắng sự tàn ác, về tâm hỷ để thuần phục những sự bất toại nguyện, và về tâm xả để ngăn chặn những bất an, thương ghét. Sau đó, Ngài mới bắt đầu dạy cho con phép thở qua 16 giai đoạn. Những giai đoạn này chia thành 3 phần: a) tịnh tâm; b) định tâm để nhận biết thân tâm và phát triển tuệ giác; và c) buông xả. Cuối cùng, Ngài nhấn mạnh rằng bằng sự thực tập ý thức từng hơi thở của mình, con người sẽ có khả năng ý thức một cách bình thản hơi thở cuối cùng của mình trước khi từ giã cõi đời.

Khi đọc về cách thức Đức Phật dạy con về phép thở để nhận biết thân tâm của mình, tôi nhận thấy đó cũng là một phương pháp để xây dựng một khái niệm vững chắc về “cái tôi”. Tôi tự nghĩ, phải chăng các em thiếu niên ở thời đại ngày nay hay chấp vào "cái tôi" của mình và có nhiều ý niệm phân biệt mình với kẻ khác, là vì các em không cảm thấy thoải mái với chính bản thân mình và với người khác? Và tôi tin rằng, cái chấp và sự phân biệt ấy sẽ không còn nữa nếu các em cảm thấy an vui được với chính mình cũng như thoải mái với người chung quanh.

Khi đi giảng dạy thiền cho thiếu niên, tôi nhận thấy khả năng thiền của các em nhảy bực vào khoảng 13-14 tuổi. Có nhiều em có thể nhập thiền rất sâu, tuy rằng các em không duy trì được trạng thái này lâu lắm. Tôi đã biết rất nhiều người trẻ dùng phương pháp thiền định để ổn định tinh thần và tìm về sự thảnh thơi giữa những thử thách của tuổi mới lớn.

Tuy nhiên, thiền quán hơi thở không chỉ ích lợi cho các em thiếu niên, mà nó còn là cuộc hành trình suốt cuộc đời của con người. Đức Phật đã kết thúc bài giảng của mình bằng cách chỉ cho La Hầu La thấy giá trị của việc tập thiền quán hơi thở như thế nào đối với giây phút cuối cùng của cuộc đời mình.

TUỆ GIÁC

Trong đoạn kinh thứ ba và cuối cùng, Đức Phật đã hướng dẫn La Hầu La trả lời một loạt những câu hỏi về tuệ giác giải thoát (Trung Bộ Kinh , 147). La Hầu La đã dâng trọn thời niên thiếu của mình cho con đường đạt đến giác ngộ; trong một đoạn văn, Ngài được xem là một nhà tu gương mẫu và tinh chuyên. Khi La Hầu La tròn 20 tuổi, Đức Phật biết rằng con trai của mình đã gần đạt đến sự giải thoát. Ngài đã làm một việc rất cảm động: Ngài đi bộ cùng với con vào sâu trong rừng. Ngồi dưới gốc của một trong những cây đại thụ già cỗi, Ngài đã hướng dẫn La Hầu La một cuộc pháp đàm rất kỹ về thuyết vô ngã. Đối với một người đã đạt đến trình độ tu tập cao như La Hầu La, những tư tưởng nằm sâu trong tiềm thức về cái ngã là chướng ngại cuối cùng của sự giải thoát. Ngồi nghe Đức Phật giảng, La Hầu La đã thấy được tự tính vô ngã của vạn pháp, và đó chính là bước cuối cùng giúp La Hầu La đạt đến sự giải thoát trọn vẹn.

Thuyết vô ngã của Đức Phật không phải là đơn giản. Người ta rất dễ hiểu lầm nó là một triết thuyết trừu tượng, mà không thấy được thực ra đó chính là những lời dạy rất thực tế về việc làm sao để tìm thấy hạnh phúc bằng cách buông bỏ hết tất cả. Đối với tôi, việc Đức Phật dạy con về thuyết vô ngã trong rừng sâu rất cần thiết. Tôi thấy mình có cái nhìn khác khi ở giữa thiên nhiên so với khi ở giữa phố thị. Tôi nhận thấy cảm giác an lạc và thảnh thơi mà thiên nhiên mang lại giúp mình dễ thoát ra được cái “ngã" hơn. Quán chiếu về sự buông xả trong khi đọc muột cuốn sách về Phật pháp trong nhà rất là khác với khi mình ngồi dưới một gốc cây. Trong khi đọc bài pháp thứ ba này, tôi chiêm nghiệm được sự quan trọng của việc biết mình (tự tri) giữa cảnh thiên nhiên.

Ngày xưa, lúc La Hầu La 7 tuổi, đến xin với cha được thừa hưởng gia tài, Ngài đã không hề tưởng tượng được là 13 năm sau đó, Ngài đã được thừa hưởng một gia tài quý báu nhất mà một người làm cha mẹ có thể để lại cho con của mình. Trong Phật giáo, giác ngộ là hạnh phúc lớn lao nhất. Tôi ước mong con cái của tôi sẽ tìm thấy sự an lạc, thảnh thơi, và an lành trên con đường đi tới giải thoát. Có lẽ, trên con đường trở thành người lớn, chúng cũng sẽ được dạy về đạo đức, thiền định, và tuệ giác [như La Hầu La vậy].
Hoài Hương chuyển ngữ
Virginia, USA, 29-04-2008
Gil Fronsdal là một giáo thọ tại Insight Meditation Center ở Redwood City, California, USA. Ông có vợ và hai con.


------------------------------------------------------------------
 

The Buddha as a Parent

by Gil Fronsdal

Most contemporary Buddhists know that Prince Siddhartha, the Buddha-to-be, left his family in search of liberation on the day his son, Rahula, was born. Many have been perplexed, sometimes outraged, at such a seemingly irresponsible act. What is less well-known, though, is that after his awakening, the Buddha became his son’s primary parent for most of the boy’s childhood. From the time Rahula was seven, he was under the care of his father, who proved to be a remarkably effective parent: Rahula had reached full awakening by the time he reached adulthood. So we can ask, what kind of parent was the Buddha? What kind of parenting techniques did he use? How did an enlightened teacher convey his spiritual message to his own child?

The scriptures do not offer much detail about the relationship between the Buddha and Rahula, but various hints provide a very interesting picture of how the teacher guided his son’s maturation. An earlier story describes how Rahula came to practice under his father, and most of these hints are contained in three discourses, which, when read together, follow the pattern of the three successive trainings forming the path to awakening: when Rahula was seven, the Buddha taught him about virtue; when he was a teen, the Buddha instructed him in meditation; and when he was twenty, the Buddha taught him liberating wisdom. Rahula’s gradual maturation to adulthood thus paralleled his progress along his father’s path to awakening.
When my older son turned seven, I began to wonder what kind of spiritual guidance I could offer him and his younger brother. At a minimum, I wanted them to learn enough about the practices and teachings of Buddhism so that as adults they could turn to these resources if they desired or needed to. I also thought it would be wonderful if they could feel at home in Buddhism so that no matter where they went in life, this home would always be available as a refuge. And finally, because the greatest wealth I know is the well-being, peace and compassion I have found through my Buddhist practice, I’ve often wondered how I can pass along these riches more broadly to the next generation as a kind of spiritual inheritance. Remembering that Rahula had entered his father’s care when he was seven, I searched through the Pali discourses to learn what I could about how the Buddha taught his son.
I found the question of how to leave a “spiritual legacy” beautifully addressed in the story about the way Rahula came to practice under his father. Six years after he left his family, and one year after his awakening, the Buddha returned to his hometown. Seven-year-old Rahula, on the urging of his mother, went to meet his father to ask for his inheritance. If Siddhartha had remained at home, Rahula would have been in line to inherit the throne. But as a renunciate living a life of poverty, what could the Buddha pass on? In response to Rahula’s request, the Buddha said to Sariputta, his right-hand monk, “Ordain him.” Rather than receiving the throne, Rahula inherited his father’s way of life, a life dedicated to liberation.
While it is unlikely that my son will shave his head and take robes anytime soon, I would still like to expose him to the basic Buddhist principles that have so deeply informed my own life. When I came across the three discourses where the Buddha teaches Rahula, I was surprised that the teachings seemed not only still fresh but also relevant to raising a child in modern America. In fact, these discourses have now become a guide for me as a parent.

Virtue


The first story illustrates how Rahula was taught to live a life of integrity. When he was eight, Rahula told a deliberate lie. The sutta called The Discourse of Advice Given to Rahula at Mango Stone (Middle Length Discourse 61) tells how the Buddha dealt with this. Having first meditated, the Buddha went to his son. Rahula prepared a seat for him and, as was the custom, put out a bowl of water so the Buddha could rinse his feet. After his father cleaned his feet, a little water was left in the bowl. The Buddha asked, “Rahula, do you see the small quantity of water left in the bowl?” “Yes,” replied Rahula.
“As little as this,” the Buddha said, “is the spiritual life of someone who is not ashamed at telling a deliberate lie.”
I imagine Rahula taking a deep gulp upon hearing this.
The Buddha then threw out the remaining water and said, “Thrown away like this is the spiritual life of someone who is not ashamed at telling a deliberate lie.”
The Buddha then turned the bowl upside down and said, “Turned upside down like this is the spiritual life of someone who is not ashamed at telling a deliberate lie.”
And to drive the point home, the Buddha then turned the bowl back upright and said, “As empty as this bowl is the spiritual life of someone who is not ashamed at telling a deliberate lie.”
He then taught his son, “When someone is not ashamed to tell a deliberate lie, there is no evil that he or she would not do. Therefore, Rahula, train yourself to not utter a falsehood even as a joke.”
This part of the story reminds me that there is force but no inner strength behind angry castigation of children. Calmly, when he thought the time was right, the Buddha made his point without punishment or anger.
After this brief but sharp admonishment for lying, I imagine the Buddha had his son’s attention. He then instructed his son to become more reflective about all his behavior. The Buddha asked, “What is a mirror for?”
“For reflection,” replied young Rahula.
The following paraphrase conveys what the Buddha said next:
Whenever engaging in a physical, verbal or mental activity, you should reflect, will this activity bring harm to myself or to others? If, on reflecting, you realize it will bring harm, then such activity is unfit for you to do. If you realize that it will bring benefit to you or to others, then it is something fit for you to do.
It strikes me as key that instead of teaching his son to recognize absolute notions of right and wrong, the Buddha was teaching him to reflect on harm and benefit; this requires both self-awareness and empathy. Grounding moral decisions in what is harmful or beneficial helps protect our ethical life from being guided by abstract and external ideals unrelated to the effects of our behavior. Harm and benefit are also related to a person’s sense of purpose. Things we do can either detract from or support the direction in which we want to go.
This teaching reinforces my belief in the importance of cultivating a child’s capacity for empathy and an understanding of how his or her actions impact others. The powers of reflection and compassion do not come only from being told to be reflective or compassionate. They come from seeing these qualities modeled in others, particularly one’s parents.
The Buddha also told Rahula to notice after doing something whether or not it caused harm. If harm resulted from something Rahula did, he was to find a wise person to confess this to as part of a strategy to do better in the future. From this I have learned the importance of helping a child develop the integrity to admit mistakes. And such integrity depends a lot on how a child’s mistakes are received by his or her parents. Again, the parents’ ways of being and acting in the world are crucial to how a child’s virtue grows: if the parent is someone who can be trusted and who is more interested in helping the child grow than in punishing the child, then the young person is more likely to be honest.

Meditation


The second story shows how the Buddha began teaching meditation to Rahula as a way to develop a foundation of inner well-being (Middle Length Discourse 62). This story takes place when Rahula is a young teen. It starts as he sets out with his father on their morning almsrounds. Rahula was having conceited thoughts about his good looks, which he shared with his father. Noticing his son’s preoccupation, the Buddha said, “When seen with wisdom, the physical body should not be viewed as me, myself or mine.” In fact, the Buddha continued, one shouldn’t see any feeling, perception, mental activity or consciousness through concepts of me, myself or mine. Hearing this, Rahula felt admonished and returned to the monastery without collecting food for the day.
I take this to be a radical teaching for a young teenager. I can’t imagine that as a teen I could have understood what the Buddha was talking about. However, I remember all too well how, at that age, I was preoccupied with my personal appearance. I have often heard this justified in teens as part of the important developmental process of individuating, of finding themselves. Is it appropriate to admonish a fourteen-year-old for feelings of vanity? Was the Buddha interfering with normal developmental issues that teens should negotiate alone? Without developing a strong sense of self, how can a young person grow into a psychologically healthy adult? What kind of self-concern does a teen need in order to mature?
The Buddha’s answer to these questions is seen in what he next did for his son.
The evening after he was admonished, Rahula went to his father and asked for instruction in breath meditation. The Buddha first used analogies to illustrate how to have equanimity during meditation. He said,
Develop meditation that is like the earth: as the earth is not troubled by agreeable or disagreeable things it comes into contact with, so if you meditate like the earth, agreeable and disagreeable experiences will not trouble you. Develop meditation like water, like fire, like air and like space: as all of these are not troubled by agreeable or disagreeable things they come into contact with, so if you meditate like water, fire, air or space, agreeable and disagreeable experiences will not trouble you.
Then, before actually teaching him breath meditation, the Buddha told his son to meditate on lovingkindness as an antidote to ill-will, on compassion to overcome cruelty, on sympathetic joy to master discontent, and on equanimity to subdue aversion.
Only then did the Buddha teach breath meditation in its classic formulation of sixteen stages. These stages go through phases of calming the body and mind, cultivating strong states of well-being and insight, and letting go. And then, as a powerful punctuation to his teaching to Rahula, the Buddha concluded by stating that if mindfulness of breathing is developed, a person will have the ability to be calmly mindful of his last breath.
As I read about the Buddha’s teaching his son breath meditation to cultivate strong states of inner well-being, I saw how this is an alternative to building a rigid conception of “self.” I wonder how much of modern teenage attempts at self-building and differentiation are fueled by their being ill at ease with themselves and with others. I assume that the process would be very different if based on a sense of being both at ease within oneself and imperturbable in the presence of others.
When teaching meditation to kids I have noticed that at about thirteen or fourteen, a jump occurs in their ability to meditate. I have been quite impressed by the ease with which some young teens can drop into deep states of meditation (though it tends not to last long). I have known young people for whom meditation became an important tool for finding stability and peace in the midst of their adolescent challenges.
But it is not just for the usual teenage trials that breath meditation is useful. Breath meditation can be drawn upon at every step in one’s journey in life. In this story, the Buddha concluded his instruction of his son by pointing to the value of breath meditation practice in preparation for the moment of one’s death.

Wisdom


In the third and final sutta the Buddha guides Rahula through a series of questions that lead him to liberating wisdom (Middle Length Discourse 147). By this time Rahula had devoted the greater part of his teen years to the path of awakening. In one passage he is described as exemplary in his love for training. By the time Rahula was twenty, his father understood that he was close to liberation. The Buddha then did something that I find quite touching: he went for a walk with his son deep into the woods in a grove of majestic sal trees. Sitting at the base of one of these large trees, he led Rahula through a thorough questioning of every basis used for clinging to the idea of a self. The process the Buddha used was one of progressively loosening the enchantment with finding a self in anything. For someone as well trained as Rahula, the deeply rooted tendency to cling to some idea of an essential self can be the last barrier to liberation. As he listened to his father’s teachings, this clear seeing of the impersonal nature of phenomena was the final step Rahula needed for his full liberation. The Buddha’s teaching on not-self can be perplexing. It is easy to see it as abstract philosophy and so miss that this teaching is a form of practical instruction on how to find happiness through letting go. To me it seems important that the Buddha taught Rahula about not-self while they sat deep in the woods. I have often found that I have a very different perspective when in nature than when in the middle of urban life. I find that the sense of peace and well-being that nature can provide facilitates letting go of self-concern. To contemplate letting go while reading a book on Buddhist philosophy in one’s own home is a lot different from doing so surrounded by a quiet grove of trees. In reading this third discourse, I reflected on how useful it is to know oneself in the context of the natural world.
When the seven-year-old Rahula asked for his inheritance, he couldn’t have imagined that thirteen years later he would have received the greatest gifts that any parent could pass on to a child. In Buddhism, awakening is known as the greatest happiness. As I consider my wishes for my own sons, I wish them the peace, happiness and safety that the path of awakening provides. Perhaps in the different phases of their growth they too can be established in the three trainings of virtue, meditation and wisdom.
____________
Nguồn:
 **********

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tháp Như Ý - Dùng Để Trì Chú

CẤU TRÚC CỦA KALACHAKRA