Nghi lễ đúng đắn và mê tín dị đoan khác nhau như thế nào ?
...........
Thưa Hòa thượng, nghi lễ đúng đắn và mê tín dị đoan khác nhau như thế nào?
Hòa thượng:
Đạo Phật là đạo chính, một tôn giáo lớn trên thế giới. Do vậy về phương diện nghi lễ cũng đúng đắn khác hẳn một số tạp tín còn lẫn vào.
Đạo Phật có hai ngày lễ lớn trong năm - Phật đản (15 tháng 4 âm lịch) - Phật thành đạo (8 tháng 12 âm lịch). Mỗi tháng có đôi tuân (lễ vào ngày 14 hay 15, ngày 30 hay ngày mùng 1 tháng âm lịch). Còn đối với người chết, người ốm đau hoạn nạn thì làm phép độ niệm, cầu đảo, cúng tứ cửu (sau khi chết trong vòng 49 ngày).
Các việc cúng lễ trên chỉ có tụng kinh, niệm Phật, lễ bái là chính. Còn một số tạp ngoại trà trộn vào mà người ta thường nói là mê tín dị đoan, hủ tục lạc hậu.
Ví như: đồng bóng, bói toán, vàng mã, bùa dấu, tôn bát hương, kỳ yên, thờ điện linh, in lục thủ hải hội. Xin nói rõ:
- Đồng bóng: Lối này thuộc về lối chư vị. Ở ta từ câu chuyện bà Liễu Hạnh ở Phủ Giầy (Nam Hà) thời Hậu Lê, họ tô điểm truyền bá lan tràn ra.
- Bói toán: Đây là môn của Trung Quốc bày đặt ra như cách xem bói tử vi, tiền định, bói thẻ cùng các thứ bói lặt vặt khác.
- Vàng mã: Nó bắt chước lối đốt đồ giấy cho người chết của vua chúa, giàu sang từ đời nhà Minh bên Trung Quốc.
- Bùa dấu: Là môn của phái phù lục về đạo Lão. Họ đặt ra rất nhiều bùa dấu để yểm đảo.
- Tôn bát nhang: Là lối tính theo vận hội 60 thứ tuổi xếp theo 10 can, 12 chi của Trung Quốc như Giáp Tý, Ất Sửu, v.v… Mỗi tuổi họ gán cho phải tôn một số bát hương thờ số quỷ thần phần lớn mang tên người Trung Quốc, thứ đó gọi là Lục thập hoa giáp.
- Kỳ Yên: Lối cúng cầu mát mùa hè, cúng 5 ông chúa Ôn đều là của Trung Quốc cả.
- Thờ điện tinh: Lối thờ các thứ quỷ thần thuộc phái phù thủy như thần Huyền Đàn, thần Độc Cước, v.v…
- Áo lục thù hải hội: Họ lấy các tên lục thù áo mặc của chư thiên và hải bội (chính là cái tạ quan khâm liệm) rồi in ra các thứ bùa dấu tên các thứ thánh thần vào để gói thi hài người chết đem chôn. Và còn nhiều tạp tín nữa… Đấy không phải là nghi lễ của Phật giáo.
Tóm lại, có thể phân biệt thành ba thứ:
a. Chính tín là tín ngưỡng theo tôn giáo là chính đạo, có giáo lý chính đáng sáng suốt, lợi ích cho đời và nhân loại.
b. Tạp tín dân gian là thờ kỷ niệm các bậc tiên nhân có công đức với nước, anh hùng dân tộc, cứu giúp nhân dân là tốt nhưng đây không thuộc tôn giáo.
c. Mê tín dị đoan một cách mù quáng, mê hoặc, cuồng tín, không đem lại lợi ích, ý nghĩa tốt lành.
........................
Trích trong cuốn "38 Câu giải đáp về Đạo Phật Việt Nam"
Đây là bài PHỎNG VẤN HÒA THƯỢNG KIM CƯƠNG TỬ do nhà báo Phạm Kế thực hiện năm 1994
Download Ebook: http://www.4sync.com/mobile/m7aJ5H-T/38_cau_giai_dap_ve_Dao_Phat_Vi.html
Thưa Hòa thượng, nghi lễ đúng đắn và mê tín dị đoan khác nhau như thế nào?
Hòa thượng:
Đạo Phật là đạo chính, một tôn giáo lớn trên thế giới. Do vậy về phương diện nghi lễ cũng đúng đắn khác hẳn một số tạp tín còn lẫn vào.
Đạo Phật có hai ngày lễ lớn trong năm - Phật đản (15 tháng 4 âm lịch) - Phật thành đạo (8 tháng 12 âm lịch). Mỗi tháng có đôi tuân (lễ vào ngày 14 hay 15, ngày 30 hay ngày mùng 1 tháng âm lịch). Còn đối với người chết, người ốm đau hoạn nạn thì làm phép độ niệm, cầu đảo, cúng tứ cửu (sau khi chết trong vòng 49 ngày).
Các việc cúng lễ trên chỉ có tụng kinh, niệm Phật, lễ bái là chính. Còn một số tạp ngoại trà trộn vào mà người ta thường nói là mê tín dị đoan, hủ tục lạc hậu.
Ví như: đồng bóng, bói toán, vàng mã, bùa dấu, tôn bát hương, kỳ yên, thờ điện linh, in lục thủ hải hội. Xin nói rõ:
- Đồng bóng: Lối này thuộc về lối chư vị. Ở ta từ câu chuyện bà Liễu Hạnh ở Phủ Giầy (Nam Hà) thời Hậu Lê, họ tô điểm truyền bá lan tràn ra.
- Bói toán: Đây là môn của Trung Quốc bày đặt ra như cách xem bói tử vi, tiền định, bói thẻ cùng các thứ bói lặt vặt khác.
- Vàng mã: Nó bắt chước lối đốt đồ giấy cho người chết của vua chúa, giàu sang từ đời nhà Minh bên Trung Quốc.
- Bùa dấu: Là môn của phái phù lục về đạo Lão. Họ đặt ra rất nhiều bùa dấu để yểm đảo.
- Tôn bát nhang: Là lối tính theo vận hội 60 thứ tuổi xếp theo 10 can, 12 chi của Trung Quốc như Giáp Tý, Ất Sửu, v.v… Mỗi tuổi họ gán cho phải tôn một số bát hương thờ số quỷ thần phần lớn mang tên người Trung Quốc, thứ đó gọi là Lục thập hoa giáp.
- Kỳ Yên: Lối cúng cầu mát mùa hè, cúng 5 ông chúa Ôn đều là của Trung Quốc cả.
- Thờ điện tinh: Lối thờ các thứ quỷ thần thuộc phái phù thủy như thần Huyền Đàn, thần Độc Cước, v.v…
- Áo lục thù hải hội: Họ lấy các tên lục thù áo mặc của chư thiên và hải bội (chính là cái tạ quan khâm liệm) rồi in ra các thứ bùa dấu tên các thứ thánh thần vào để gói thi hài người chết đem chôn. Và còn nhiều tạp tín nữa… Đấy không phải là nghi lễ của Phật giáo.
Tóm lại, có thể phân biệt thành ba thứ:
a. Chính tín là tín ngưỡng theo tôn giáo là chính đạo, có giáo lý chính đáng sáng suốt, lợi ích cho đời và nhân loại.
b. Tạp tín dân gian là thờ kỷ niệm các bậc tiên nhân có công đức với nước, anh hùng dân tộc, cứu giúp nhân dân là tốt nhưng đây không thuộc tôn giáo.
c. Mê tín dị đoan một cách mù quáng, mê hoặc, cuồng tín, không đem lại lợi ích, ý nghĩa tốt lành.
........................
Trích trong cuốn "38 Câu giải đáp về Đạo Phật Việt Nam"
Đây là bài PHỎNG VẤN HÒA THƯỢNG KIM CƯƠNG TỬ do nhà báo Phạm Kế thực hiện năm 1994
Download Ebook: http://www.4sync.com/mobile/m7aJ5H-T/38_cau_giai_dap_ve_Dao_Phat_Vi.html
Nhận xét
Đăng nhận xét